Tổng công ty Dâu tằm tơ Việt Nam (TCT) còn gọi là Viseri được thành lập đầu năm 1996, trên cơ sở sắp xếp lại Liên hiệp dâu tằm tơ Việt Nam nhằm tìm một hướng phát triển ổn định cho ngành dâu tằm tơ trong thời kỳ hội nhập.

Tuy nhiên, sau 16 năm hoạt động, Viseri để lại sau lưng một loạt lùm xùm liên quan đến đội ngũ lãnh đạo cũng như tình hình sản xuất kinh doanh. Kết thúc năm tài chính 2011, Viseri là 1 trong 2 TCT Nhà nước bị âm vốn chủ sở hữu với con số âm 281 tỷ đồng. 

Quyết định Cổ phần hóa

Theo quyết định của Bộ NN & PTNT ngày 14/9/2012 về phương án tái cơ cấu tài chính để chuyển Viseri thành công ty cổ phần, việc Cổ phân hóa Viseri bao gồm 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Xử lý âm vốn chủ sở hữu để Viseri đủ điều kiện chuyển thành công ty CP.

Bộ NN & PTNN cho biết, tính đến 30/9/2011, giá trị doanh nghiệp của Viseri đạt 327,5 tỷ đồng, âm vốn chủ sở hữu 122,8 tỷ đồng. Như vậy DATC có trách nhiệm cơ cấu nợ, xử lý cho Viseri 122,8 tỷ đồng, tương ứng vốn số âm vốn chủ sở hữu để công ty đủ điều kiện chuyển thành công ty CP. 

Giai đoạn 2: DATC chịu trách nhiệm xử lý các phát sinh về tài chính từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp (30/9/2011) đến thời điểm Viseri chính thức trở thành công ty CP. Nếu có phát sinh lỗ do nguyên nhân khách quan, DATC căn cứ vào các quy định hiện hành tiếp tục xem xét xử lý.

Tình hình thực tế

Theo báo cáo của Bộ tài chính, vốn chủ sở hữu của Viseri đã âm đến con số 281 tỷ đồng tính đến hết năm 2011, tăng gấp đôi so với kết quả đến cuối quý 3/2011. Như vậy, nhiệm vụ của DATC rất có thể không dừng lại ở 122,8 tỷ đồng đã nêu.

Hồi tháng 11, trao đổi của ông Phạm Thanh Quang, TGĐ DATC với báo ĐTCK cho thấy DATC dự kiến có thể xóa thêm khoảng 30 tỷ đồng nợ cho Viseri sau khi công ty này cổ phần hóa thành công. Theo dự kiến, tổng số CP phát hành lần đầu của Viseri là 10 triệu CP, được phân phối như sau:

Tính đến 20/11/2012 mới có 7 NĐT đăng ký mua cổ phần trong đó có 1 NĐT tổ chức và 6 NĐT cá nhân. Tổng khối lượng CP đăng ký mua đạt 861.400 CP, chưa đến 20% khối lượng CP chào bán. Thời gian nộp phiếu tham dự đấu giá đã khép lại.

 

Với giá chào bán khởi điểm 10.000 đồng, mỗi NĐT được đặt 02 mức giá, dự đoán tối đa

Viseri có thể thu được khoảng 8,6 tỷ đồng qua đợt đấu giá công khai này. 

Theo Điều 40 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 về việc chuyển DNNN thành công ty CP, trường hợp Viseri không bán hết số CP đã chào bán, Ban chỉ đạo cổ phần hóa sẽ báo cáo cơ quan có thẩm quyền quyết định phê duyệt phương án cổ phần hóa thực hiện điều chỉnh cơ cấu vốn điều lệ để chuyển DN 100% vốn nhà nước thành công ty

CP trước khi tổ chức ĐHCĐ lần đầu.

Sáng nay, ngày 22/11, phiên đấu giá cổ phần của Viseri sẽ diễn ra tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Chúng tôi sẽ thông tin thêm về kết quả phiên đấu giá này.

Minh Thư

thunm